Bạn đã biết đến nghi thức lễ cưới nào khác ngoài cắt bánh rót rượu?
Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao trong hầu hết các đám cưới luôn có nghi lễ cô dâu chú rể cùng nhau cắt bánh và rót rượu?
Tiệc cưới của bạn có nhất thiết phải cắt bánh hay rót rượu không?
Diamond Place 2 đã đồng hành cùng rất nhiều cặp cô dâu chú rể thực hiện rất nhiều nghi thức lễ cưới khác thay cho cắt bánh rót rượu.
Làm cho tiệc cưới trở nên vô cùng mới lạ và ý nghĩa. Nếu bạn muốn có một lễ cưới độc đáo và mới lạ trong ngày cưới thì thử ngay các nghi thức lễ cưới dưới đây nhé:
Tại sao trong nghi thức lễ cưới luôn có “cắt bánh rót rượu”
Việc chú rể và cô dâu cùng nhau cắt bánh và rót rượu sâm-panh tượng trương cho sự đồng lòng trong cuộc sống hôn nhân sau này, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi trong mọi hoàn cảnh.
Tháp rượu tràn ly mang ý nghĩa mong muốn hạnh phúc sẽ tràn đầy, màu đỏ của rượu cũng là tượng trưng cho may mắn và cho tình yêu sâu đậm của cặp đôi. Trong phong tục cưới của người Việt Nam, nghi lễ được du nhập từ phương tây này đã trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi.
Một phần bởi hình thức đẹp và độ long trọng khi được thực hiện trong một không gian lớn với hiệu ứng và ánh sáng đẹp.
Có thể thay thế “Cắt bánh rót rượu” bằng nghi thức lễ cưới khác không?
Bạn có thể hoàn toàn tự sáng tạo hoặc lựa chọn thay thế việc cắt bánh và rót rượu bằng các nghi lễ khác mang ý nghĩa khá tương đồng.
Và mỗi nghi thức lễ cưới đều sẽ có một ý nghĩa tốt đẹp riêng. Điều quan trọng là những nghi thức lễ khác cũng sẽ khiến tiệc cưới của bạn trở nên thú vị và phù hợp với phong cách của hai bạn hơn.
1. Nghi lễ trồng cây
Tình yêu giống như một cái cây non – cần có sự chăm sóc tỉ mỉ, nâng niu từ tốn, và cả tâm huyết của người trồng nó nữa.
Ở nghi thức trồng cây trong các đám cưới Việt Nam, cô dâu chú rể cùng ươm một cây non vào chậu đất, cùng xới đất và tưới nước cho cây.
Nghi lễ này tượng trưng cho nỗ lực vun đắp cuộc sống hôn nhân của cả 2 vợ chồng.
Nếu cây non nếu được chăm sóc sẽ trở nên tươi tốt thì cuộc sống hôn nhân cũng phải có sự quan tâm và vun vén từ hai vợ chồng mới hạnh phúc, bền chặt. Sau nghi lễ, cô dâu chú rể có thể mang cây về để tiếp tục chăm sóc. Loại cây được chọn làm lễ có thể gắn với kỷ niệm của cặp đôi hoặc theo ý nghĩa mà cặp đôi muốn gửi gắm.
Tại Việt Nam, nhiều cặp đôi sử dụng cây “hạnh phúc” cho nghi lễ này vì cái tên đã nói lên tất cả.
2. Nghi thức lễ cưới “rót cát”
Cô dâu chú rể sẽ được trao cho 2 lọ cát với 2 màu sắc khác nhau. Có thể lựa chọn màu sắc của cát theo sở thích của từng người.
Sau đó, họ sẽ cùng đổ 2 lọ cát này vào 1 chiếc lọ duy nhất. Nghi thức này thể hiện sự hoà gắn bó không thể tách rời và tình yêu sâu đậm của cặp đôi.
“Hai màu cát khi đã hòa vào nhau thì không thể tách rời trở lại”.
Màu sắc và hoa văn khi hòa lẫn tạo nên một tổng thể độc đáo, duy nhất. Xưa nay, cát luôn là sự tượng trưng của sự sống, mang ý nghĩa của sự trường tồn vĩnh cửu.
Với tầng ý nghĩa đó, “rót cát hợp hôn” cũng đã mang cho mình ngụ ý chúc phúc, chúc đôi tân giai nhân một cuộc hôn nhân hạnh phúc, viên mãn, bền chặt bên nhau đến suốt cuộc đời.
Có thể mời những vị khách cùng tham gia vào nghi thức này. Đó hẳn sẽ là một khoảnh khắc vô cùng thú vị với tất cả những người tham dự.
3. Nghi lễ in dấu vân tay
Cả hai sẽ cùng nhau in dấu vân tay lên một bức tranh kỷ niệm hoặc bức tranh được vẽ trong chính hôn lễ của cô dâu chú rể.
Màu sắc dấu vân tay có thể lựa chọn theo sở thích của từng người. Điều này tượng trưng cho dấu ấn và màu sắc riêng của mỗi người được hoà quyện trong một bức tranh hôn nhân hạnh phúc.
Sau đám cưới, bức tranh sẽ được mang về treo tại chính tổ ấm mới của hai người hoặc cất giữ cẩn thận để sau đó, họ có thể cùng nhau ôn lại những kỷ niệm đáng nhớ.
4. Rót cát vào hộp gỗ / khung ảnh
Nghi thức lễ cưới vô cùng sáng tạo chính là “Rót cát hợp hôn”, sự kết hợp những hạt cát thạch anh tinh khiết, những phần tử nhỏ nhất với ý nghĩa xóa tan đi mọi ranh giới ngăn cách, rào cản của đời thường để cầu chúc cho đôi uyên ương trở nên hợp hòa như một, hạnh phúc trăm năm.Mỗi màu sắc của cát sẽ mang trong mình những ý nghĩa khác nhau:
- Màu hồng : Sự ngọt ngào
- Màu trắng : Sự tin tưởng
- Màu vàng : Sự chân thành
- Màu đen : Sự nhường nhịn
- Màu tím : Sự thủy chung
5. Nghi lễ vẽ tranh
Đây là một nghi lễ mang rất nhiều màu sắc nghệ thuật, cô dâu chú rể có thể cùng nhau tạo ra một tác phẩm nghệ thuật bằng cách vẽ trên chất liệu giấy hoặc vải canvas.
Trên đó có thể được trang trí bằng tên và ngày cưới của hai người.
Để làm cho nghi lễ trở nên đặc biệt hơn nữa, cô dâu chú rể có thể sử dụng hai màu sơn khác nhau, khi kết hợp sẽ hòa quyện tạo ra một màu mới. Hoặc cũng có thể mời những khách mời thân thiết cùng nhau vẽ nên bức tranh của hai bạn.
Mỗi biểu tượng hay nét vẽ của họ có thể thay cho lời chúc phúc họ muốn gửi gắm đến cặp đôi.
Sau lễ cưới, cũng giống như các nghi lễ khác, bạn cũng sẽ có một vật kỷ niệm đáng yêu để mang về nhà.
6. Nghi thức lễ cưới “góp gạo”
Công đoạn chuẩn bị cho nghi thức này rất đơn giản, chỉ cần 2 chiếc lọ đựng 2 loại gạo khác nhau và 1 chiếc bát rỗng.
Cô dâu và chú rể mỗi người cầm 1 lọ và cùng nhau đổ từ từ vào chiếc bát được đặt ở giữa sao cho hai dòng hạt gạo hoà trộn đều vào nhau, từ đó tạo nên một sự đan xen duy nhất và khăng khít khó có thể tách rời. Hình ảnh này cũng tựa như việc chàng và nàng, từ hai người xa lạ, đến với nhau, và giờ tại đám cưới này cùng nhau tạo lập một gia đình mới.
Nghi thức này tượng trưng cho sự hòa hợp, gắn kết bền chặt của cô dâu chú rể.
Trên đây là những nghi thức lễ cưới mà Diamond Place 2 gợi ý cho bạn, để tiệc cưới của bạn trở nên độc đáo mới lạ hơn. Hãy lựa chọn cho mình một nghi lễ ý nghĩa và thấy thích nhất để làm trong tiệc cưới của bạn nhé.
Và nếu bạn cảm thấy những nghi lễ trên vẫn chưa thể hiện được cá tính của mình thì đừng ngần ngại mà sáng tạo ra những nghi thức lễ mới lạ và ý nghĩa hơn nữa Dâu Rể nhé.
Hãy LIÊN HỆ NGAY cho Diamond Place 2 để cùng tạo nên nét độc đáo mà chỉ riêng đám cưới của bạn mới có!
——————————
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
TRUNG TÂM HỘI NGHỊ TIỆC CƯỚI DIAMOND PLACE II
Địa chỉ: 584 Âu Cơ, P. 10, Q. Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0902 68 00 22